Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp, bệnh nhi hô hấp đang tăng cao vì có tính quy luật. Những tháng mùa mưa là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trẻ nhỏ chưa có đề kháng tốt hoặc sống trong gia đình đông đúc, vệ sinh không đảm bảo, chủng ngừa chưa đủ,… mầm bệnh càng dễ xâm nhập hơn.
Bác sĩ Tuấn cho hay, nếu trẻ mắc bệnh hô hấp diễn tiến đến viêm phổi nặng có thể bị biến chứng nguy hiểm tính mạng. Biến chứng hàng đầu là suy hô hấp do phổi thiếu oxy, ứ đọng các chất độc. Nhiều trường hợp nằm tại phòng cấp cứu phải thở oxy, hỗ trợ hô hấp.
Nguy hiểm không kém, các ổ nhiễm trùng sẽ tạo thành ổ mủ trong phổi gây áp xe phổi, viêm phổi hoại tử, hoặc lan rộng thành viêm mủ màng phổi. Một số trường hợp, vi khuẩn từ ổ nhiễm trùng theo máu đi đến các cơ quan khác gây nhiễm trùng máu, viêm nội tâm mạc (ở tim), viêm màng não, viêm khớp…
Do đó, trong mùa này, phụ huynh cần quan sát thật kỹ các triệu chứng, diễn biến của trẻ. Theo bác sĩ Tuấn, tính mạng trẻ có thể đang bị đe dọa, phải cấp cứu ngay khi có một trong các dấu hiệu sau:
Trẻ ngủ li bì, yếu đến mức không lay gọi được.
Trẻ dưới 2 tháng tuổi bỏ bú, bú kém. Trẻ không bú vì yếu, hoặc bú chưa được một nửa lượng sữa bình thường.
Trẻ trên 2 tháng tuổi bị nôn ói nhiều lần, uống nước hay chất lỏng nào cũng nôn ói.
Riêng với trẻ bị bệnh đường hô hấp, phụ huynh cần nhớ dấu hiệu quan trọng là thở co lõm lồng ngực. Thông thường, trẻ nằm yên, nếu vén áo sẽ thấy phần dưới ngực của trẻ nở ra để đón dưỡng khí oxy từ bên ngoài. Tuy nhiên, khi phổi đặc cứng, phần dưới lồng ngực bị co lõm khi thở.
Lúc này, nguy cơ trẻ đã bị viêm phổi nặng, nhất thiết phải đưa vào viện cấp cứu.
Triệu chứng gợi ý có thể trẻ đã bị viêm phổi, cần đưa đi thăm khám là nhịp thở nhanh hơn bình thường. Bác sĩ sẽ đánh giá tình hình và quyết định trẻ có cần nhập viện hay không, nhiều trường hợp sẽ được theo dõi tại nhà.
Ngoài ra, trẻ cũng cần đi bệnh viện nếu ho kéo dài trên một tuần, ho không giảm; ho ra máu; khạc đờm giống như mủ: có mùi hôi, tanh, màu vàng.
Bác sĩ Tuấn cũng lưu ý, khi trẻ sốt cao 39 độ trở lên, kéo dài 2-3 ngày, sốt không hạ, phụ huynh phải đưa trẻ đến viện thăm khám. Vì bên cạnh nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, trẻ có thể mắc bệnh lý khác như sốt xuất huyết cũng rất nguy hiểm. Hiện nay, TP.HCM đã ghi nhận 26 ca tử vong vì sốt xuất huyết, trong đó có trẻ nhỏ.
Lý giải nguyên nhân trẻ mắc hô hấp tăng cao từ đầu tháng 10, bác sĩ Tuấn cho rằng, bệnh hô hấp có tính chất quy luật, theo mùa. “Trước đây, có thời điểm chúng tôi tiếp nhận đến 500 trẻ nhập viện vào Khoa Hô hấp chỉ trong một ngày”, ông nói.
Ngoài ra, cũng có giả thuyết rằng, trong thời gian Covid-19, người dân thực hiện rất tốt giãn cách xã hội để ngăn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Trẻ em ở nhà, không tiếp xúc với các mầm bệnh virus khác. Do đó, các bệnh hô hấp khác giảm trong giai đoạn dịch Covid-19.
“Mặt khác, do không tiếp xúc với các mầm bệnh nên trẻ không sinh ra miễn dịch, đề kháng cho cơ thể. Sau dịch Covid-19, trẻ đi học trở lại, tiếp xúc nhiều trong điều kiện miễn dịch chưa đầy đủ nên dẫn đến gia tăng trẻ mắc bệnh hô hấp ở Việt Nam cũng như một số quốc gia khác", bác sĩ Tuấn chia sẻ.
Tất nhiên, điều này còn tùy thuộc vào từng nhà sản xuất, kiểu dáng và chế độ bảo dưỡng. Bài viết này sẽ đề cập về điều gì sẽ xảy ra khi một chiếc xe đạt đến giới hạn số km và ảnh hưởng như thế nào đến các khía cạnh khác nhau của một chiếc xe.
Đầu tiên, động cơ là một trong những bộ phận quan trọng chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi số ODO của xe ở mức cao. Thời gian vận hành càng nhiều, các bộ phận bên trong của động cơ như pít tông, van, vòng bi... sẽ bị hao mòn do ma sát và nhiệt liên tục.
Khi đó độ tin cậy tổng thể và công suất đầu ra của động cơ ô tô có thể bị suy giảm, kéo theo mức tiêu thụ nhiên liệu tăng lên. Vì vậy, người dùng sẽ phải sửa chữa và bảo trì thường xuyên hơn cho bộ phận này.
Thứ hai, hộp số cũng có thể bị ảnh hưởng bởi quãng đường di chuyển nhiều. Hộp số có nhiệm vụ truyền lực từ động cơ tới các bánh xe. Khi sử dụng trong thời gian dài, dầu hộp số có thể bị thoái hóa, dẫn đến giảm khả năng bôi trơn và tăng ma sát.
Điều này có thể gây ra vấn đề khi chuyển số, trượt bánh răng hoặc thậm chí hỏng hộp số hoàn toàn. Bảo dưỡng xe thường xuyên, chẳng hạn như kiểm tra và thay dầu có thể giúp kéo dài tuổi thọ của hộp số.
Thứ ba, hệ thống treo đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại cảm giác lái êm ái và thoải mái. Theo thời gian, các bộ phận của hệ thống treo như giảm xóc, thanh cân bằng, bulông... có thể bị mòn do rung động và va đập liên tục.
Điều này có thể dẫn đến giảm cảm giác lái và khả năng xử lý, tăng độ mòn của lốp. Thay thế các bộ phận của hệ thống treo bị mòn là rất quan trọng để duy trì sự an toàn và thoải mái của xe.
Thứ tư, một bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng bởi vấn đề này là hệ thống điện. Khi ô tô cũ đi và chạy nhiều, các bộ phận điện như máy phát điện, bộ khởi động và hệ thống dây điện có thể xuống cấp.
Điều đó có thể dẫn đến các sự cố như chập điện, kết nối bị lỗi hoặc thậm chí lỗi toàn bộ hệ thống điện trên xe. Việc kiểm tra và bảo trì thường xuyên có thể giúp người dùng xác định và giải quyết các sự cố về điện trước khi chúng trở thành vấn đề lớn.
Thứ năm, thân vỏ và khung gầm của xe đi nhiều chắc chắn cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Việc tiếp xúc với các yếu tố môi trường khắc nghiệt như muối, độ ẩm và tia UV có thể dẫn đến thân vỏ dễ bị gỉ sét và ăn mòn.
Điều này có thể làm giảm đi độ cứng chắc của xe, ảnh hưởng đến sự an toàn. Các biện pháp làm sạch, chăm sóc và chống gỉ sét thường xuyên có thể giúp giảm thiểu những vấn đề này.
Thứ sáu, khi đạt đến giới hạn quãng đường đi được, nội thất của xe có thể sẽ có dấu hiệu hao mòn. Ghế, thảm, nỉ hoặc da bọc có thể bị mòn, rách hoặc ố màu. Bảng điều khiển, nút bấm và các chi tiết trang trí khác cũng có thể xuống cấp theo thời gian. Việc vệ sinh thường xuyên, sửa chữa bọc ghế và thay thế các bộ phận bị mòn có thể giúp duy trì hình thức và chức năng của nội thất.
Cuối cùng, một chiếc xe đạt đến giới hạn số km có thể ảnh hưởng đến giá trị bán lại của nó. Quãng đường đi được nhiều thường liên quan đến độ hao mòn tăng lên và các vấn đề tiềm ẩn. Người mua có thể do dự khi mua xe cũ đã đi được nhiều km vì họ có thể lường trước chi phí bảo dưỡng cao hơn.
Tuy nhiên, nếu chủ xe thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa hay thay thế các bộ phận phù hợp và ghi chép lại mọi thứ, sẽ giúp giảm thiểu những lo ngại này và duy trì giá trị bán lại cao hơn.
Nói tóm lại, động cơ, hộp số, hệ thống treo, hệ thống điện, thân vỏ và nội thất đều có thể bị ảnh hưởng khi một chiếc ô tô đạt đến giới hạn quãng đường đi được. Nhưng việc đạt đến giới hạn số km không nhất thiết có nghĩa là hết tuổi thọ của ô tô.
Bởi thực tế vẫn có những chiếc xe có thể chạy bền bỉ hàng chục năm, thậm chí xe có thể chạy tới 1,6 triệu km mà chưa gặp vấn đề nghiêm trọng nào. Thế nên, việc bảo dưỡng, kiểm tra thường xuyên và sửa chữa kịp thời là cách có thể giúp kéo dài tuổi thọ và đảm bảo độ tin cậy liên tục của xe.
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Các sai phạm tập trung chủ yếu là tình trạng xây dựng không phép, xây dựng sai phép, xây dựng sai quy hoạch, lấn chiếm không gian, chia nhỏ căn hộ, tự ý nâng tầng... rồi tự do mua bán, chuyển nhượng.
Điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao trong cộng đồng dân cư; quá tải về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; không cấp được Giấy chứng nhận sở hữu cho người mua căn hộ do vi phạm về thiết kế, mật độ xây dựng dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu kiện giữa người mua và người bán.
"Đặc biệt, việc gia tăng mật độ dân số tại các khu vực này sẽ gây ách tắc giao thông, không bảo đảm vệ sinh môi trường làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự của địa phương, phá vỡ quy hoạch, làm mất mỹ quan, thiết kế của đô thị", Bộ Xây dựng chỉ rõ.
Từ thực tế trên, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương, tăng cường thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn, đặc biệt đối với việc xây dựng nhà ở riêng lẻ thiết kế nhiều tầng, nhiều căn hộ ở nhưng không phép, sai phép, lấn chiếm không gian, xây dựng không đúng với quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xây dựng nhà ở không bảo đảm chất lượng...
Ghi nhận từ thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, ở Hà Nội, TP.HCM… xuất hiện loại hình nhà ở nhiều căn hộ (thường được gọi là “chung cư mini”).
Các khu nhà này được xây dựng với diện tích nhỏ, quy mô từ 5 đến 10 tầng, nằm xen kẽ trong các khu dân cư, do tư nhân, doanh nghiệp tự đầu tư.
Giá rẻ là yếu tố cơ bản để các chung cư mini hút khách. Chỉ cần vài dòng tìm kiếm có thể cho ra cả triệu kết quả mua bán, cho thuê căn hộ mini với những lời quảng cáo hấp dẫn như chỉ 600 - 900 triệu đồng/căn, vị trí ngay trung tâm, diện tích từ 25 - 52 m2, giấy tờ đầy đủ, “full” nội thất, chỉ việc xách vali vào ở…
Liên quan đến vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội, theo thông tin ban đầu, khoảng 23h30 đêm 12/9, tại một chung cư mini nằm sâu trong hẻm 29/70 Khương Hạ (quận Thanh Xuân, Hà Nội) xảy ra cháy lớn.
Chung cư cao 10 tầng kiểu nhà ống với 1 mặt tiền, 3 mặt giáp nhà dân, tầng 1 để xe, 8 tầng bố trí các căn hộ để ở và một tầng tum. Mỗi tầng được thiết kế với 5 căn hộ có diện tích từ 35 - 56m2 chủ yếu là sinh viên và hộ gia đình sinh sống.
Theo TTXVN, thông tin ban đầu từ Công an TP Hà Nội cho biết, đến 7h30 sáng 13/9, lực lượng chức năng xác định có khoảng 40 người thương vong trong vụ cháy.
Theo Bộ Xây dựng, Luật Nhà ở 2014 và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ đã quy định: Tổ chức, hộ gia đình cá nhân có nhà ở được tạo lập hợp pháp trong đó có nhà ở riêng lẻ được thiết kế, xây dựng nhiều tầng, nhiều căn hộ ở mà các căn hộ này có diện tích tối thiểu 30m2 trở lên, thiết kế theo kiểu khép kín, đáp ứng các yêu cầu về nhà chung cư thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu từng căn hộ này để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng không tuân thủ quy định tự ý nâng tầng, vi phạm xây dựng…khiến các chủ sở hữu không được cấp Giấy chứng nhận. Trên thực tế, đã có không ít những tranh chấp phát sinh, nhiều khách hàng ròng rã đi đòi lại tiền khi vướng vào chung cư mini vi phạm…
" alt=""/>Bộ Công an họp khẩn với Bộ Xây dựng vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội